Giới thiệu vách thạch cao
Thứ ba - 20/10/2015 21:32 Vách thạch cao 2662
Vách thạch cao là sản phẩm được sử dụng phổ biến trên thế giới nhằm thay thế cho tường gạch truyền thống khi xây dựng hoặc trang trí lại nhà ở, trường học, nhà máy, ... Đó là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho hiện tại. Vách thạch cao đáp ứng được các nhu cầu về thời gian thi công, thẩm mỹ công trình cũng như giá cả phải chăng. Vách thạch cao với các ưu điểm như thân thiện môi trường, nhẹ, dễ thi công lắp đặt tạo hình có thể tạo được những không gian nội thất đa dạng ...
Vách ngăn thạch cao với bề dày không quá lớn có thể đáp ứng được khả năng cách âm cách nhiệt. Bạn có thể lựa chọn nhiều kiểu dáng tạo hình nhiều màu sắc đa dạng về thiết kế hoa văn phù hợp với công trình mà bạn muốn.
Vách thạch cao cấu tao như sau:
Thanh xương nằm (Xương C): là thanh liên kết xương đứng ( Xương U) với bề mặt sàn và liên kết giữa các thanh xương đứng (Xương U) với nhau và kết nối với bề mặt tấm
Thanh xương đứng (Xương U): là thanh xương được sử dụng để kết nối với bề mặt tấm cùng lên kết với thanh xương nằm để tạo lên 1 hệ xương để lên tấm thống nhất
Tấm thạch cao: Các tấm thạch cao là các tấm được sử dụng như phần bao che liên kết với các thanh xương đứng và xương nằm tạo nên một hệ vách thạch cao thống nhất thẩm mỹ
Các ưu điểm của vách thạch cao: nhẹ, độ dày không quá lớn nên có thể làm rộng được không gian nội thất,giá cả phải chăng, có thể đa dạng về thiết kế, màu sắc, có thể cách âm cách nhiệt, dễ sửa chữa, dễ di chuyển, tháo dỡ, thay thế.
Nhược điểm: không thể sử dụng vách thạch cao như phần chịu lực của công trình.
Các bước lắp đặt vách thạch cao:
Sau khi có được mặt bằng trần để lắp đặt, chúng ta cần phải chuẩn bị những vật liệu thiết bị cần thiết để lắp đặt vách thạch cao.
Bước 1: Định vị vị trí dựng vách thạch cao sử dụng máy laze, đánh dấu bằng bật mực các đường vách cũng như xác định cao độ vách.
Bước 2: Thực hiện kết nối thanh xương nằm (Xương C) với mặt sàn để cố định vị trí định vị vách bằng các phụ kiện.
Bước 3: Thực hiện kết nối thanh xương đứng (Xương U) với thanh xương nằm với khoảng cách giữa các thanh xương đứng là 610mm.
Bước 4: Thực hiện gia cố các kết nối giữa các xương đứng (Xương U) với các thanh xương nằm (Xương C) và đoạn nối giữa các thanh xương đứng với nhau bằng thanh nằm (cách nhau 1200mm).
Bước 5: Thực hiện lắp tấm vào hệ khung xương đã gia cố để định hình hệ thống tường vách thạch cao.
Bước 6: Thực hiện khâu bả mối nối giữa các tấm với nhau sao cho vẫn đảm bảo độ phẳng vách thạch cao.
Tác giả bài viết: Thạch cao 247